Thiết kế website

Nhận tư vấn, bảo trì, thiết kế website cho quý tổ chức, công ty, nhà hàng, dịch vụ tại Tiền giang. Tuân thủ các chuẩn SEO. Đảm bảo website hoạt động nhanh, áp dụng các công nghệ web tiên tiến nhất hiện nay.

Thông tin liên hệ:
- Phone: 0903 15 82 66 (Sơn)
- Email: sonlt@tiengiangonline.vn.

Nhạc hay - Giải trí

  • Bà mẹ quê
  • Mẹ tôi
  • Mẹ ở trong con
  • Mênh mông lòng mẹ
  • MeNgoiSangGao_HuongLan

LỊCH VIỆT NAM

THỐNG KÊ

 

Kỹ thuật nuôi lợn rừng

Kỹ thuật nuôi lợn rừng Làm chuồng nuôi lợn rừng rất đơn giản, diện tích càng rộng càng tốt, xung quanh rào lưới B40, chia thành các vườn nuôi tự nhiên. Chân hàng rào bao chuồng xây móng kiên cố, xây tường âm xuống đất từ 3 đến 5 tấc, xây tường dương 2 đến 5 tấc tùy điều kiện đất.

Mỗi vườn nuôi rộng 50-100m2 (tuỳ theo khả năng đất đai) trong đó có chuồng nuôi rộng 30 - 50m2 nuôi khoảng 4-5 lợn cái trưởng thành, chúng sẽ sống và sinh sản trực tiếp trong khu vực này. Lợn đực giống nuôi riêng, mỗi con một vườn, mỗi vườn nuôi rộng 20 - 50m2 trong đó có chuồng có mái che rộng khoảng 5m2 . Chuồng nuôi, có mái che mưa, che nắng, cao trên 2m, nền đất tự nhiên, có độ dốc 2-3%… đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ, mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông, tránh mưa tạt, gió lùa… Trung bình phần mái che tính cho mỗi con vào khoảng 2 đến 3 m2. Bên trong vườn có thể trồng cây ăn trái như: mít, xoan, tre nứa, cây lấy gỗ, vừa tạo bóng mát, vừa tạo môi trường tự nhiên và cũng là để hỗ trợ nguồn thức ăn và tận dụng diện tích canh tác. Chỗ nuôi cũng nên có nguồn nước sạch để cho lợn rừng uống đồng thời làm thêm một hồ nhỏ làm chỗ tắm và chơi cho lợn rừng, lợn rừng rất thích ngâm bùn, đặc biệt là lợn đực. Tuy nhiên, cũng nên tạo ra những khu vực được chiếu sáng trực tiếp để chúng ra sưởi nắng. 

Về con heo rừng lai:

Vóc dáng: Heo rừng lai cân đối, nhanh nhẹn, di chuyển linh hoạt, hơi gầy, dài đòn, lưng thẳng, bụng thon, chân dài và nhỏ, cổ dài, đầu nhỏ, mõm dài và nhọn, tai nhỏ vểnh và thính, răng nanh phát triển mạnh, da lông màu hung đen hay xám đen, một gốc chân lông có 3 ngọn, lông dọc theo sống lưng và cổ dày, dài và cứng hơn, ánh mắt lấm lét trông hoang dã… Trọng lượng lúc trưởng thành (con đực thường lớn hơn con cái), con đực nặng 50 - 70 kg, con cái nặng 30-40 kg… 
Tập tính sinh hoạt và môi trường sống: Heo rừng lai hơi nhút nhát, thính giác, khứu giác tốt, sinh hoạt bầy đàn và chọn lọc tự nhiên thể hiện tính hoang dã… Thích sống theo bầy đàn nhỏ vài ba con, heo đực thường thích sống một mình (trừ khi heo cái động dục). 
Môi trường sống thích hợp là vườn cây, trảng cỏ gần ao hồ… Thích hoạt động về ban đêm, ban ngày tìm nơi yên tĩnh, kín đáo để ngủ, nghỉ…
Xây dựng chuồng trại:
1. Chuồng được xây dựng đơn giản bằng gạch (khoảng 4m2 mỗi chuồng, có cửa chuồng đế tách ly với đàn khi heo nái sinh sản), có mái che (bằng tôn hoặc lợp lá để trú mưa và khi heo sinh sản), nên xây trên nền đất (nền không cần trán xi măng). Có thể xây một dãy từ 5-6 chuồng (tùy diện tích). Chuồng có thể xây thấp, không cần xây quá cao.
2. Nên để một khoảng đất trống (có rào lưới chắc chắn – thường sử dụng là lưới B40) để thả heo con và để heo được sưởi nắng. Heo sẽ tăng trường tốt hơn khi được thả ra đất.
3. Trong khoảng đất đó nên trồng thêm một số cây như mít, tre.. để tạo bóng mát cho heo. Càng nhiều cây rậm rạp càng tốt vì chúng thích hợp với bản chất của con heo rừng.
4. Chuồng nên xây trên đất cao ráo, thoát nước được, không ẩm ướt để tránh gây lụt lội khi mùa mưa và cũng dễ dàng để vệ sinh chuồng trại hơn. Không xây chuồng ở nơi đát thấp, khó thoát nước. 
5. Nên sử dụng nguồn nước sạch. Nó không những cung cấp đủ nước cho lợn uống mà quan trọng hơn là sẽ duy trì được hệ thực vật phong phú tại nơi nuôi chúng và giữ được độ ẩm thích hợp. 
Có 2 loại thức ăn: 
- Thức ăn thô gồm: Cây chuối, bẹ chuối, thân cây ngô non, rau muống, rau lấp, bèo tây, các loại cỏ, các loại quả xanh v.v.. 
- Thức ăn tinh: Là loại thức ăn ít chất xơ và có thành phần dinh dưỡng cao hơn. Nó gồm: Gạo, cám, ngô, đậu, khoai, sắn v.v. Ứng với từng giai đoạn ta phải bố trí lượng thức ăn cho phù hợp và khống chế khẩu phần. 
9. Một năm heo nái sẽ sinh sản 2 lứa (thời gian mang thai khoảng gần 4 tháng). Sau khi sinh khoảng 1,5 tháng thì heo con được tách đàn và heo mẹ lên giống lại.
6. Không nên tận dung các chuồng trại cũ đã nuôi lợn nhà để thả lợn rừng. Mầm bệnh tồn đọng của lợn nhà có thể lây sang lợn rừng. Mặt khác, khu nuôi càng cách xa khu dân cư và đường sá thì càng tốt. Bản năng hoang dã đã đưa chúng vào tình trạng hết sức cảnh giác và luôn hoảng hốt bỏ chạy khi nghe có tiếng động. 
7. Lúc đầu đưa lợn rừng về nuôi, chúng thường hoảng sợ và chạy trốn. Đôi khi, chúng tức giận, lồng lộn và luôn tìm cách phá chuồng để ra. Ta phải bình tĩnh và luôn đối xử nhẹ nhàng với chúng. Thời gian đầu nó có thể không chịu ăn và nhịn đói. Nhưng nó không nhịn khát được. Vì vậy, cần chuẩn bị từ trước máng nước cho chúng uống. Sau một thời gian, biết chắc không thể vượt đi được, lợn sẽ dần dần thích ứng với chỗ ở mới và tìm tới thức ăn. 
8. Thức ăn của lợn rừng chủ yếu là thực vật. Không nên lạm dụng thức ăn giàu dinh dưỡng để nuôi lợn rừng vì nó sẽ làm cho chất lượng của lợn rừng bị biến đổi và đôi khi lợn lại bị bệnh tiêu chảy.

Ý KIẾN BẠN ĐỌC