Thông tin liên hệ:
- Phone: 0903 15 82 66 (Sơn)
- Email: sonlt@tiengiangonline.vn.
Xử lý lỗi excel bị treo (Not responding)
Cách phá mật khẩu của Sheet trong Excel thành công 100%
Tiền Giang có thêm 11 di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh
Tiền Giang - Lịch sử hình thành
Ẩn các hoạt động gần đây của bạn trên Facebook
Coi chừng bỏ sót Sốt xuất huỵết có triệu chứng tiêu chảy
Trong đó có mô hình nuôi thỏ công nghiệp của hộ ông Nguyễn Hoàng Tố ở Khu phố 6 Thị trấn đã đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Đến thăm mô hình nuôi thỏ công nghiệp của ông mới tận mắt chứng kiến một mô hình chăn nuôi khá quy mô. Để có đàn thỏ với hơn 100 con giống như hiện nay, ông đã trải qua một thời gian dài nghiên cứu học hỏi để lai tạo thành công giống thỏ công nghiệp.
Lúc đầu ông chỉ nuôi vài ba con, song do thấy thỏ là gia súc dễ nuôi, lại có hiệu quả kinh tế cao, thịt thỏ còn là món ăn giàu đạm, bổ dưỡng. Mặt khác, những năm gần đây đất nông nghiệp ở vùng đô thị hóa như Thị trấn Củ Chi ngày một thu hẹp, không còn những đám cỏ xanh mát mắt, cho nên người nuôi thỏ theo phương cách cổ truyền như cho thỏ ăn rau, cỏ; muốn phát triển đàn thỏ theo quy mô lớn kể cả số lượng và chất lượng sẽ gặp rất nhiều khó khăn về thức ăn, con giống. Để khắc phục vấn đề này, qua nhiều năm nghiên cứu, kết hợp thực nghiệm chăn nuôi ông Tố đã thành công trong việc nuôi và nhân giống hai giống thỏ ngoại có trọng lượng lớn hơn thỏ ta rất nhiều.
Là một người chịu khó học hỏi, năm 2005 ông tự lai tạo giống thỏ cỏ sang giống bán công nghiệp VD1 (nghĩa là thỏ ăn 50% cỏ, rau củ và ăn 50% thức ăn chăn nuôi). Sau đó, ông tiếp tục mày mò học hỏi lai tạo thành công giống Thỏ công nghiệp 2005 VRPF, sau đó là giống 2008 VNaSB (hay còn gọi là giống Thỏ Việt Nam sạch bệnh) hoàn chỉnh hơn giống VRPF. Ông Tố cho biết nuôi thỏ công nghiệp cũng rất dễ, đỡ tốn công chăm sóc nhất là công cắt cỏ. Thỏ lớn nhanh hơn, khỏe mạnh, ít bệnh, chi phí thú y thấp, trọng lượng tối đa nuôi đạt 6,5 - 7kg/con. Diện tích chuồng trại không cần nhiều, có thể làm chuồng ba tầng; diện tích cho 1 tầng chuồng 2m x 1m = 2m2, diện tích cho 3 tầng chuồng 2m2 x 3= 6m2, chiều cao lồng chuồng 30cm. Khoảng cách giữa 2 tầng chuồng 25 cm, bên dưới mỗi tầng có vỉ để hứng phân và nước tiểu, xung quanh chuồng quây lưới mắt cáo; đáy chuồng làm các vỉ bằng tre hoặc bằng gỗ có thể tháo rời được để tiện cho việc vệ sinh. Mỗi dãy chuồng cần có bình chứa nước (dạng áp suất tự động), có dây dẫn tới từng ngăn và có một máng đựng thức ăn tinh bột. Về con giống, trại cung cấp thỏ con khỏe mạnh, không bị bệnh, trước khi xuất trại đều được chích ngừa vacxin. Thỏ mẹ có bầu khi mang về nuôi đảm bảo sinh sản tốt. Còn về thức ăn thì thỏ ăn 100% thức ăn tinh bột, có thể tận dụng từ các nguồn nguyên liệu và phế phẩm nông nghiệp như lúa, ngô, đậu nành, sắn, nghiền nhỏ trộn với một số khoáng chất cần thiết hoặc thức ăn chế biến sẵn như cám viên của heo, gà, loại HIGRO 552 hoặc VINA… Cứ 2,5kg thức ăn sẽ cho 1kg thịt, thỏ non ăn 20g/ngày, 120g cho thỏ lớn, tăng trọng 1 tháng đạt 1kg. Theo ông Tố, việc chăm sóc đàn thỏ thì cần thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Máng ăn, máng uống rửa sạch phơi khô mỗi ngày. Thời gian cho phối giống: Thỏ mẹ được 105 ngày tuổi bắt đầu cho phối. Thỏ con từ khi đẻ được 20 - 25 ngày bắt đầu tách mẹ, trọng lượng đạt 500 - 600 g, thời gian cho phối giống lần thứ hai cách nhau 10 ngày. Thỏ nuôi thịt từ khi đẻ tới lúc xuất 2,5 tháng đạt 2,2 - 2,5 kg. Thỏ nuôi công nghiệp ít bệnh hơn thỏ cỏ, Thực hiện tốt khâu chọn giống, cân đối khẩu phần thức ăn hợp lý (vì thức ăn ảnh hưởng rất nhiều tới bệnh lý, ví dụ khẩu phần ăn dư chất đạm nhiều dẫn tới thỏ bị tiêu chảy), vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thực hiện tốt chế độ vacxin cho thỏ sẽ ngăn ngừa hầu hết bệnh tật. Qua gần 20 năm nuôi thỏ thịt, thỏ giống, ông đã cung cấp không ít con giống cho người nuôi, hỗ trợ về kỹ thuật. Đặc biệt, ông bỏ nhiều thời gian, tâm huyết viết cuốn sách "Công nghiệp hóa chăn nuôi thỏ" giúp người chăn nuôi bổ sung thêm kiến thức nhằm thay đổi phương thức chăn nuôi hiệu quả hơn.
Hiện nay trại của ông có gần 100 con vừa thỏ bố mẹ, thỏ hậu bị và thỏ con. Giá bán thỏ con (từ 25 - 30 ngày tuổi) là 100.000 đ/cặp, giống bố mẹ 120.000 đ/kg. Nói về hiệu quả kinh tế gia đình từ con Thỏ, ông Tố cho biết thu nhập một năm khoảng 120 đến 150 triệu đồng.
Đánh giá về hiệu quả mô hình này, ông Võ Văn Khoai - Chủ tịch Hội nông dân Thị trấn cho biết: “Mô hình nuôi thỏ ở Thị trấn rất khả thi. Trước đây người dân chỉ nuôi thỏ làm kiểng, nhưng 2 năm gần đây nhờ giá cả khá ổn định nên người dân đã bắt đầu nuôi và dần phát triển, bởi vốn đầu tư nuôi thỏ là không nhiều và một người chỉ có vài trăm mét vuông đất là có thể xây dựng chuồng trại nuôi thỏ. Sắp tới đây, Hội nông dân Thị trấn sẽ thành lập Chi hội chăn nuôi thỏ với 20 thành viên và giao cho ông Nguyễn Hoàng Tố làm Chi hội trưởng. Ông Khoai khẳng định, với đà phát triển này, thì từ nay đến cuối năm, Thị trấn sẽ có thêm nhiều hộ tham gia mô hình nuôi thỏ. Và nếu với giá như hiện nay, thì ngoài nhím, bò sữa thì thỏ cũng là vật nuôi xóa đói giảm nghèo bền vững của người dân địa phương”.
Hiện nay, đầu ra cho thỏ thịt và thỏ giống khá thuận lợi, thương lái đến tận nơi để thu mua. Thị trường tiêu thụ mạnh là thành phố Hồ Chí Minh để cung cấp cho các nhà hàng, quán nhậu và các siêu thị. Thỏ giống thì bán cho các hộ nông dân có nhu cầu nuôi trong và ngoài huyện nên ông Tố không phải lo về đầu ra cho người chăn nuôi thỏ, bởi vì ông có khoảng 30 vệ tinh tiêu thụ và bán thỏ giống khắp trong cả nước.
Quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn rừng
Phương pháp kỹ thuật chăn nuôi thỏ đẻ
Hướng dẫn kỹ thuật phát triển kinh tế với nuôi thỏ