Thông tin liên hệ:
- Phone: 0903 15 82 66 (Sơn)
- Email: sonlt@tiengiangonline.vn.
Xử lý lỗi excel bị treo (Not responding)
Cách phá mật khẩu của Sheet trong Excel thành công 100%
Tiền Giang có thêm 11 di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh
Tiền Giang - Lịch sử hình thành
Ẩn các hoạt động gần đây của bạn trên Facebook
Coi chừng bỏ sót Sốt xuất huỵết có triệu chứng tiêu chảy
Ông Nguyễn Chánh Minh và vợ - bà Lưu Ngọc Lan |
Trấn áp tuyến đường sông này là tướng cướp Ba Cổn khét tiếng. Ba Cổn đã tập hợp đám đàn em lên đến gần trăm, chuyên "bảo kê", làm tiền các chủ tàu. Ai muốn làm ăn yên ổn, đều phải cống nộp cho Ba Cổn một khoản "thuế" sau mỗi chuyến hàng. Chánh Minh lập đội tàu kéo sà lan làm ăn, nhưng lại "quên" anh Ba. Sau hai chuyến đầu trót lọt, đến chuyến thứ ba thì tàu kéo của Chánh Minh bị chặn giữa dòng. Một nhóm thanh niên mặt mày bặm trợn nhảy lên tàu của Chánh Minh vung dao chặt đứt dây kéo và đòi đánh chìm hai chiếc ghe chở hàng hải sản của anh.
- Các ông là ai mà hành động ngang ngược quá vậy? Định cướp hàng của tui sao? - Từ khoang lái, Chánh Minh nhảy phắt lên mũi thuyền lớn tiếng hỏi.
Một tên trong bọn hất hàm:
- Ông muốn biết đi gặp ông Ba mà hỏi.
- Tui không biết ông Ba nào hết. Các ông buộc lại dây kéo cho tui, nếu không, tui không để các ông yên.
Chánh Minh vừa dứt lời, thằng cầm đầu liền sấn sổ bước đến mũi thuyền định đẩy anh xuống sông. Nhưng hắn chưa kịp ra tay đã bị Chánh Minh đá văng xuống nước. Những tên còn lại lập tức lao đến vung dao tấn công, song tất cả đều bị ngã lộn nhào xuống nước. Đám đệ tử của Ba Cổn lóp ngóp leo lên xuồng dông thẳng. Chứng kiến cảnh ấy, nhiều chủ tàu kéo rất hả hê, song cũng rất lo lắng cho Chánh Minh. "Sao chú dám coi trời bằng vung như vầy. Đụng vào băng nhóm của Ba Cổn là không có đường về. Bọn chúng sẽ không buông tha cho chú đâu".
Quả nhiên hai hôm sau, khi Chánh Minh quay về đến Bạc Liêu thì 27 tên đàn em của Ba Cổn đã phục sẵn trên bến. Chánh Minh vừa bước từ tàu xuống bỗng nghe tiếng hô lớn "Sáu Minh" (ngày xưa dân "anh chị" trước khi ra tay trừng trị đối thủ đều có thói quen gọi tên đối thủ như một kiểu hành xử của luật giang hồ). Lập tức những tên sát thủ tay lăm lăm dao lao đến. Chánh Minh nhảy phắt lên mũi thuyền vừa tránh, vừa đỡ, vừa tung chiêu. Hai cặp song xỉ bằng sắt được gắn chặt vào cánh tay và cẳng chân giúp Chánh Minh vô hiệu hóa những nhát chém chí mạng. Sau khi Chánh Minh đánh gục hơn 10 tên, đám sát thủ còn lại sợ xanh mặt bỏ chạy.
Ba Cổn tức sôi máu bèn tìm thuê bọn sát thủ từ Miên qua để rửa hận. Bọn sát thủ "máu lạnh" này cắt đầu trọc, luyện "quyền thần", trước khi xuất chiêu thường ngồi thiền và ngậm bùa. Chánh Minh được đối thủ bắn tin rằng, nhóm sát thủ này là "mình đồng da sắt", sau khi ngậm bùa và ngồi thiền, dùi sắt đâm vào người cũng chẳng hề hấn gì. Được sự mách nước của một số chủ tàu, Chánh Minh chuẩn bị sẵn phương án đối phó. Anh và các thủy thủ trên tàu chuẩn bị những cây gậy tầm vông dài, đầu bịt sắt, trong khoang thuyền để sẵn một cái lò nung. Khi chạy tàu trên sông, người của Chánh Minh giả bộ sử dụng những cây gậy ấy như những chiếc sào chống, chèo thuyền, nên đám sát thủ của Ba Cổn không một chút nghi ngờ ào tới chặn đầu. Chánh Minh cho tàu lách sang ở tư thế song song với tàu của đối thủ rồi chủ động cầm sào chọc sang. Nhóm sát thủ đang ngồi thiền vùng dậy túm lấy đầu sào. Chỉ chờ có thế, người của Chánh Minh liền giật mạnh. Sức nóng của đầu sào bịt sắt đã làm bỏng da tay của đối thủ, hóa giải mọi quyền phép. Thừa thắng, Chánh Minh xông sang hạ đo ván hơn chục tên ngay trong khoang thuyền...
Sau những trận thư hùng nảy lửa với băng cướp Ba Cổn, uy danh Nguyễn Chánh Minh ở vùng sông nước Cà Mau, Bạc Liêu nổi lên như cồn. Ba Cổn sau đó đã tìm đến Chánh Minh, tôn Chánh Minh làm đại ca. Tiếng tăm của Chánh Minh đến tai Phi Sơn Nhạn, một hảo hán xưng hùng xưng bá trên tuyến đường sông từ Cà Mau, Bạc Liêu đi Kiên Giang. Vị thế của Phi Sơn Nhạn đến Ba Cổn cũng phải kiêng nể. Phi Sơn Nhạn từng là một võ sĩ có đẳng cấp, đã nhiều lần thượng đài thi đấu với các cao thủ võ lâm ở Nam Kỳ Lục Tỉnh do quân đội Pháp tổ chức. Biệt danh Phi Sơn Nhạn là do các đối thủ của anh ta thán phục mà gọi thế. Ý rằng quyền cước của anh ta biến hóa, lẹ làng như thể chim nhạn bay qua núi. Sau khi từ biệt võ đài, Phi Sơn Nhạn về Kiên Giang dấn bước giang hồ, lập đội tàu kéo, kiêm luôn nghề "bảo kê" cho các chủ tàu hoạt động trên các tuyến sông dẫn về vùng Rạch Giá, Hà Tiên. Nghe tin Chánh Minh đã thu phục Ba Cổn và mở rộng địa bàn hoạt động lên Kiên Giang, Phi Sơn Nhạn ức lắm. Là con nhà võ thứ thiệt nên Phi Sơn Nhạn chọn cách xử sự của một người quân tử. Bận ấy, tàu kéo ghe hàng của Chánh Minh vừa đi ngang qua thì Phi Sơn Nhạn một mình một ghe cặp đến và nhảy phóc lên tàu, tiến lại khoang thuyền ngồi đối diện với Chánh Minh:
- Nghe nói người anh em có ý định làm ăn lớn ở vùng này?
- Đúng vậy - Chánh Minh đáp.
- Đất có thổ công, sông có hà bá. Người anh em đến vùng này mà không bàn với tui một tiếng, quả cũng không được phải phép cho lắm.
- Tui làm ăn đường hoàng, chẳng có việc gì phải bàn với ông cả.
- Thôi được - Phi Sơn Nhạn gằn giọng - Nghe đồn ông giỏi võ nghệ. Bây giờ chúng ta hãy so tài cao thấp. Nếu ông đánh thắng tui, tui sẽ không đụng đến ông. Bằng không, ông phải từ bỏ ý định làm ăn ở vùng này.
Chánh Minh gật đầu chấp thuận lời thách đấu.
Phi Sơn Nhạn chắp tay bái tổ rồi ra đòn ngay tắp lự. Chánh Minh lách mình né và cũng ngay tắp lự phản đòn. Phi Sơn Nhạn bị dính chiêu "độc nhãn long" (chọc thẳng ngón tay vào mắt), tối sầm mặt mũi, gục xuống. Cuộc đấu bắt đầu rất nhanh và kết thúc rất lẹ... "Quyền cước của huynh biến hóa khôn lường, tui xin bái phục. Xin lỗi huynh về sự thất lễ này và mong được huynh chỉ giáo" - Phi Sơn Nhạn nói.
Thực ra, những cuộc chạm trán với băng Ba Cổn và hảo hán Phi Sơn Nhạn đối với Chánh Minh không phải vì mục đích xưng hùng, xưng bá. Sau ngày sư phụ A Sủn ra đi, Chánh Minh đã lặn lội tìm kiếm người cùng chí hướng để tập hợp lực lượng kháng Tây, nhưng không mấy ai hưởng ứng, vì họ còn hồ nghi năng lực thực sự của anh. Trong một lần tâm sự điều này với một cụ già tinh thông Nho học, Chánh Minh được cụ mách nước: Muốn tập hợp được dân chúng thì phải tạo ra được những sự kiện gây tiếng vang. Trong lúc người dân đang bị nạn cướp bóc hoành hành, là người nghĩa hiệp thì cần phải đứng ra trị tội bọn cướp. Quả nhiên, sau đó, uy tín của Chánh Minh lừng lẫy khắp một vùng sông nước. Những con người như Ba Cổn, Phi Sơn Nhạn đều hết lòng ủng hộ, giúp đỡ Chánh Minh...
<p style="\\\\\\\\"text-align:" right;\\\\\\\\"="">Theo Thanh nien