Thiết kế website

Nhận tư vấn, bảo trì, thiết kế website cho quý tổ chức, công ty, nhà hàng, dịch vụ tại Tiền giang. Tuân thủ các chuẩn SEO. Đảm bảo website hoạt động nhanh, áp dụng các công nghệ web tiên tiến nhất hiện nay.

Thông tin liên hệ:
- Phone: 0903 15 82 66 (Sơn)
- Email: sonlt@tiengiangonline.vn.

Nhạc hay - Giải trí

  • Bà mẹ quê
  • Mẹ tôi
  • Mẹ ở trong con
  • Mênh mông lòng mẹ
  • MeNgoiSangGao_HuongLan

LỊCH VIỆT NAM

THỐNG KÊ

 

Lọc bệnh chặt chẻ, sắp xếp bệnh phòng hợp lý, góp phần giảm tải bệnh nhân sốt xuất huyết nằm viện.

Lọc bệnh chặt chẻ, sắp xếp bệnh phòng hợp lý, góp phần giảm tải bệnh nhân sốt xuất huyết nằm viện. Theo thông tin trên báo chí, hiện nay chỉ mới đầu mùa dịch sốt xuất huyết nhưng ở một số bệnh viện chuyên khoa nhi và chuyên khoa truyền nhiễm trong nước ta đã xảy ra tình trạng quá tải, thậm chí phải sử dụng hội trường bệnh viện làm phòng khám, thầy thuốc bị gãy ngón tay phải đi làm, nhân viên y tế quay cuồng, kiệt sức...

Tình hình này sẽ tiếp tục gia tăng trong tháng 9, tháng 10, tháng 11 là đỉnh điểm của dịch thì mức độ quá tải sẽ nghiêm trọng hơn. Khi bệnh viện quá tải sẽ tăng nguy cơ rủi ro cho bệnh nhân như theo dõi không sát, bác sĩ tư vấn không kỹ, biến chứng nặng không phát hiện kịp thời, tỉ lệ tử vong tăng cao, lây chéo nhiều bệnh truyền nhiễm khác, nhân viên y tế mệt mỏi, ảnh hưởng tới sức khỏe và tâm lý của nhân viên y tế, dẫn đến tình trạng thiếu chính xác trong chẩn đoán, chăm sóc, điều trị, giao tiếp ứng xử.... Ngoài biện pháp quyết liệt dập dịch ở cộng đồng như phun thuốc diệt muỗi hạ quả, làm giảm mật độ muỗi, làm giảm nguy cơ mắc bệnh, thì các bệnh viện cần nghiên cứu sắp xếp lại khâu khám lọc bệnh và thu dung, bố trí buồng bệnh liên hoàn, hợp lý, tăng cường giáo dục kiến thức cho người dân, giúp người dân hiểu đúng về bệnh sốt xuất huyết, tránh hoang mang, lo lắng không đáng có.

          Khâu đột phá giảm tải cho bệnh viện là ở khu vực phòng khám. Cần bố trí nhân sự ở phòng khám gồm các bác sĩ có kinh nghiệm và bản lĩnh để lọc bệnh một cách chính xác. Xây dựng chi tiết bảng hướng dẫn đánh giá lâm sàng với các dấu hiệu quan trọng để bác sĩ quyết định có cho bệnh nhân nhập viện hay không, như ngày sốt, tình trạng tri giác, nôn ói, đau bụng, mạch, nhịp thở, kết quả xét nghiệm máu, tình hình dịch tể có bệnh nhân sốt xuất huyết trong nhà và xung quanh nhà hay không...Chúng ta khẳng định rằng bệnh sốt xuất huyết về chuyên môn, giai đoạn sốt hai ngày đầu tiên hoàn toàn không có biến chứng nguy hiểm, vì vậy bệnh nhân được hướng dẫn điều trị tại nhà. Theo thống kê của ngành y tế , tỉ lệ biến chứng nặng của bệnh sốt xuất huyết không cao. Tại Tiền Giang trong 7 tháng đầu năm 2017 số bệnh nhân sốt xuất huyết nặng chiếm 2,3% các ca mắc bệnh trong toàn tỉnh, đối với bệnh nhân nhập viện nội trú có 30%  biến chứng nặng. Như vậy ở cộng đồng có trên 90% bệnh nhân sốt xuất huyết được điều trị và chăm sóc tại nhà. Đối với bệnh nhân điều trị tại nhà chúng ta in một phiếu theo dõi và dặn dò, phát cho người bệnh bao gồm nội dung uống nhiều nước, ăn uống dinh dưỡng, hạ sốt bằng cách lau mát và uống thuốc an toàn, khi có dấu hiệu ói nhiều, đau bụng nhiều, hết sốt nhưng đừ, mệt, tay chân lạnh, xuất huyết thì phải nhập viện ngay lập tức, tái khám hàng ngày cho đến hết ngày thứ 7 hoặc hết sốt trên 48 giờ.

          Khi quyết định cho bệnh nhân nhập viện cần phải chẩn đoán, phân độ, ngày bệnh chính xác và đưa vào một trong 4 buồng bệnh liên hoàn như sau: Buồng cấp cứu (Bệnh nặng), buồng theo dõi sát (có dấu hiệu cảnh báo chưa truyền dịch, bệnh có nguy cơ cao biến chứng như trẻ dưới 12 tháng, trẻ béo phì, trẻ có bệnh khác kèm theo như bệnh tim, phổi, thận, máu...), buồng bệnh nội trú ít nguy cơ, buồng lưu bệnh ( bệnh chưa xác định rõ có phải sốt xuất huyết hay không cần khám lại trong ngày mà chưa cần nhập viện ngay). Trong tất cả các buồng bệnh, trừ buồng cấp cứu, chúng ta nên in bảng hướng dẫn 5 dấu hiệu bệnh cảnh báo như lừ đừ hoặc kích thích, nôn ói nhiều, đau bụng nhiều, xuất huyết tự nhiên, tay chân mát, bảng này treo lên tường và hàng ngày nhắc người bệnh cùng theo dõi và báo kịp thời với kíp trực để can thiệp sớm và kịp thời. Ngoài việc bố trí nhân lực, cơ sở vật chất, thuốc men, dịch truyền, các bệnh viện nên thành lập tổ tham vấn sốt xuất huyết trong bệnh viện, tập hợp những thầy thuốc có trình độ và kinh nghiệm điều trị sốt xuất huyết tham gia trực tham vấn, sẳn sàng hội chẩn, góp ý cho kíp trực xử trí những trường hợp sốt xuất huyết nặng, đồng thời các bệnh viện tuyến trên thiết lập đường dây nóng giúp cho tuyến trước xử trí những ca khó. Điều trị sốt xuất huyết thành công là công sức và trí tuệ của tập thể, chứ không của bất cứ cá nhân nào, vì vậy phải tăng cường hội chẩn các ca nặng. Giảm tỉ lệ tử vong của bệnh sốt xuất huyết là mục tiêu hàng đầu của ngành y tế mà tất cả các thầy thuốc phải có nghĩa vụ thực hiện.

          Bệnh sốt xuất huyết là bệnh nguy hiểm, ai cũng có thể mắc bệnh, nhưng có tính chu kỳ, nghĩa là có ngày bắt đầu và ngày kết thúc (nếu không có biến chứng sẽ tự khỏi trong vòng 7 ngày) nên bà con mình dù phải cảnh giác, nhưng cũng hết sức bình tỉnh, hợp tác với thầy thuốc theo dõi và chăm sóc người bệnh, đa số được điều trị tại nhà, nhập viện khi cần thiết, hiểu đúng diễn biến của bệnh sốt xuất huyết và tuân thủ thực hiện theo hướng dẫn của thầy thuốc thì bệnh sốt xuất huyết sẽ được điều trị thành công.

Bs Nguyễn Thành Úc

Ý KIẾN BẠN ĐỌC