Thiết kế website

Nhận tư vấn, bảo trì, thiết kế website cho quý tổ chức, công ty, nhà hàng, dịch vụ tại Tiền giang. Tuân thủ các chuẩn SEO. Đảm bảo website hoạt động nhanh, áp dụng các công nghệ web tiên tiến nhất hiện nay.

Thông tin liên hệ:
- Phone: 0903 15 82 66 (Sơn)
- Email: sonlt@tiengiangonline.vn.

Nhạc hay - Giải trí

  • Bà mẹ quê
  • Mẹ tôi
  • Mẹ ở trong con
  • Mênh mông lòng mẹ
  • MeNgoiSangGao_HuongLan

LỊCH VIỆT NAM

THỐNG KÊ

 

Truyền dịch qua rốn

Cuối tháng 10-2016, Bé Nguyễn Thị Thu P, nhà ở xã Mỹ Phong, TP Mỹ Tho, Tiền Giang mới sinh non được 1 ngày tuổi, nặng 2kg, sau sanh em tím tái, không khóc, bú không được, nôn ói nhiều nên được chuyển vào Khoa Hồi sức Chống độc bệnh viện Tiền Giang.

Bác sĩ trực chẩn đoán em bị nhiễm trùng sơ sinh nên cần điều trị tích cực bằng các loại thuốc chích và truyền vào tĩnh mạch. Do em sinh non, nên không chích được bằng đường mạch máu ngoại biên, do đó bác sĩ quyết định tiêm thuốc và truyền dịch qua tĩnh mạch rốn. Sau hơn một tuần điều trị, bé P ổn dần và tăng được thêm 300 gram, qua khỏi tình trạng nguy hiểm.

          Về chuyên môn, vòng tuần hoàn bào thai đã được hình thành từ cuối tháng thứ 2 của thai kỳ, tiếp tục phát triển và tồn tại cho đến lúc sinh. Sự tuần hoàn máu ở thai được thực hiện từ nhau thai qua tĩnh mạch rốn. Cuống rốn gồm 1 tĩnh mạch và 2 động mạch được bao phủ bằng lớp mô liên kết, có nhiệm vụ cung cấp máu từ mẹ qua bánh nhau để nuôi thai nhi. Sau khi sinh, tuần hoàn qua mạch máu rốn còn xảy ra khoảng 1-2 phút trước khi ngưng hẳn. Cuống rốn sau khi được kẹp cắt sẽ nhanh chóng khô, cứng và ngả màu đen. Mạch máu rốn co thắt lại và bít hẳn sau khoảng vài ngày. Vì vậy việc dùng động mạch hay tĩnh mạch rốn để truyền dịch, tiêm thuốc phải thực hiện sớm khi cuống rốn chưa bít tắt hẳn. Khi cấp cứu cho trẻ sơ sinh non tháng, nếu cần dùng một đường truyền dịch kéo dài nhiều ngày hoặc cần tiêm những loại thuốc có nguy cơ hoại tử tĩnh mạch ngoại biên như đường ưu trương, hay cần phải thay máu trong trường hợp bé bị vàng da nhân, hay cần đo áp lực tĩnh mạch trung tâm…thì người thầy thuốc sẽ chọn đường tĩnh mạch rốn để truyền. Thời gian truyền dịch qua tĩnh mạch rốn càng ngắn càng tốt, có thể kéo dài 10 đến 14 ngày, tuy nhiên trẻ sinh cức non dưới 30 tuần tuổi thì phải đổi đường truyền qua rốn bằng tĩnh mạch ngoại biên trước 7 -8 ngày, vì để lâu hơn bé rất dễ bị nhiễm trùng và các biến chứng khác.

Ý KIẾN BẠN ĐỌC