Thông tin liên hệ:
- Phone: 0903 15 82 66 (Sơn)
- Email: sonlt@tiengiangonline.vn.
Xử lý lỗi excel bị treo (Not responding)
Cách phá mật khẩu của Sheet trong Excel thành công 100%
Tiền Giang có thêm 11 di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh
Tiền Giang - Lịch sử hình thành
Ẩn các hoạt động gần đây của bạn trên Facebook
Coi chừng bỏ sót Sốt xuất huỵết có triệu chứng tiêu chảy
Trưa chủ nhật đang liu thiu ngủ bỗng giật mình tỉnh giấc khi nghe văng vẳng tiếng rao “tàu hủ bánh lọt đây!”. Bao ký ức về một vùng quê xa vắng, về một tuổi thơ hồn nhiên gắn với những món ăn chơi dân dã, bình dị được má tận dụng những thứ “cây nhà lá vườn” chế biến cho các con ăn vào những dịp cuối tuần, chợt tràn về.
Món má thường làm nhất có lẽ là món bánh lọt nước cốt dừa. Bởi lẽ, nguyên liệu làm món này toàn là những thứ mà miệt vườn quê tôi quanh năm đều có sẵn trong nhà. Này nhé, dừa khô thì nằm lăn lóc ngoài sân, đám lá dứa mé sau hè luôn mọc um tùm xanh biếc, còn gạo thì khỏi nói bao giờ cũng đầy khạp.
Má tôi thường loại gạo cũ ngon để ngâm làm bánh, theo má gạo này làm sẽ cho ra bánh không bị nhão. Gạo phải ngâm với nước tro hoặc vôi ăn trầu lọc lấy nước trong cho bánh được giòn và dai. Sau khi ngâm gạo qua đêm thì đem ra đãi sạch rồi bỏ vào cối đá xay thành bột.
Cắt một nắm lá dứa rửa sạch, xắt nhỏ cho vào cối giã nhuyễn rồi lọc lấy nước cho vào nửa phần bột. Phần còn lại để nguyên màu trắng.
Bắc nồi bột lên bếp lửa rui rui. Để bột không bị vón cục và khét phải khuấy thật đều tay.
Trong khi má khuấy bột thì chị em tôi đã sắp sẵn một thau nước chín, bên trên để một cái rổ thưa có lổ nhỏ bằng đầu đũa. Đợi khi nồi bột đã quyện lại thành một khối dẻo dẻo, ná nhấc xuống, trút bột vào rổ rồi dùng sạn ép mạnh. Bột đang nóng gặp nước lạnh vón lại thành từng sợi với hai đầu nhọn trông rất đẹp mắt.
Cứ như vậy, hết mớ bột trắng má chuyển sang mớ bột xanh cho đến khi cả cái thau đặc kín những cọng bánh lọt trắng tinh, xanh mướt.
Cái hồn của món bánh lọt không chỉ là những sợi bánh giòn dai thơm phức mùi lá dứa mà chính là vị béo ngậy của nước cốt dừa, chút măn mẳn của muối, vị ngọt thanh của nước đường, lẫn tí cay cay thơm nồng của gừng.
Để đạt yêu cầu này, má tôi thường vắt nước cốt dừa thật đậm đặc bằng nước âm ấm, thêm một ít muối vào tạo sự đậm đà cho món ăn và cứ để nước cốt tươi vậy mà chan vào chén bánh chứ không cần nấu. Còn đường thì pha với nước theo tỉ lệ 1 nước 1 đường, thắng cho sệt, lúc nhắc khỏi bếp cho thêm vài lát gừng tươi xắt mỏng vào.
Bánh lọt mà ăn vào mùa hè thì nuốt đến đâu mát từng khúc ruột đến đó. Tôi vẫn còn nhớ những trưa hè nắng chói, gió ngoài sông thổi vào lồng lộng, mấy chị em túm tụm lại bộ ván đặt ở hiên nhà chờ má cho ăn bánh lọt.
Má dùng vợt vớt bánh cho vào chén, chan thêm nước đường thắng và nước cốt dừa vào, chia cho đám con nheo nhóc ngồi vây quanh. Chỉ chờ có vậy, mạnh đứa nào đứa nấy xì xụp húp rồi đưa chén xin thêm lia lịa má làm không kịp ngơi tay.
Đã nhiều năm rồi tôi không còn được thưởng thức chén bánh lọt lá dứa nước cốt dừa rất chân phương nhưng thật quyến rũ do má làm nữa. Giữa chốn phố thị, đôi khi thèm da diết chén bánh thuở nào, tôi chạy vội ra siêu thị mua bịch bột về tự làm mong tìm chút hương vị xưa. Nhưng thú thiệt, ăn để xoa dịu nỗi nhớ thôi chứ không thể nào mà sánh với món bánh lọt do má làm ngày ấy
Theo nld.com.
Bí quyết luộc rau xanh mát mắt
Ngon ngọt canh cải xanh nấu bắp bò