Thiết kế website

Nhận tư vấn, bảo trì, thiết kế website cho quý tổ chức, công ty, nhà hàng, dịch vụ tại Tiền giang. Tuân thủ các chuẩn SEO. Đảm bảo website hoạt động nhanh, áp dụng các công nghệ web tiên tiến nhất hiện nay.

Thông tin liên hệ:
- Phone: 0903 15 82 66 (Sơn)
- Email: sonlt@tiengiangonline.vn.

Nhạc hay - Giải trí

  • Bà mẹ quê
  • Mẹ tôi
  • Mẹ ở trong con
  • Mênh mông lòng mẹ
  • MeNgoiSangGao_HuongLan

LỊCH VIỆT NAM

THỐNG KÊ

 

Nhạn trắng Cà Mau - Kỳ cuối: Mặt trận Hà Tiên và bi kịch cuối đời

Nhạn trắng Cà Mau - Kỳ cuối: Mặt trận Hà Tiên và bi kịch cuối đời Cảm phục tinh thần nghĩa hiệp của Chánh Minh, Lưu Ngọc Lan, một thiếu nữ Bạc Liêu xinh đẹp đã đem lòng yêu anh và trở thành vợ anh. Mẹ Ngọc Lan là người Việt, lấy chồng người Hoa.

Những người con của ông Chánh Minh đều là những lực sĩ nổi tiếng (cháu bé đứng ở bìa trái là Nguyễn Chánh Tín) - Ảnh: Tư liệu gia đình

Gia đình có nghề bốc thuốc chữa bệnh phong cùi gia truyền, nên đã mở một trại cùi, tiếp nhận những bệnh nhân ở các địa phương về chữa trị vì mục đích nhân đạo. Ngọc Lan giỏi cầm, kỳ, thi, họa. Con cháu của ông bà Chánh Minh sau này nhiều người trở thành nghệ sĩ nổi tiếng có lẽ nhờ thừa hưởng năng khiếu của bà? Ông bà Chánh Minh sinh được 6 người con, nghệ sĩ Nguyễn Chánh Tín là con út.

Rong ruổi trên những chuyến tàu buôn, Chánh Minh bí mật đi vận động, xây dựng cơ sở, thành lập lực lượng kháng Pháp. Khi đã tập hợp được lực lượng khoảng dăm chục người, phần lớn là những hảo hán giang hồ biết võ nghệ, Chánh Minh quyết định tấn công một đồn lính Pháp ở Hà Tiên. Đội quân của Chánh Minh giả dạng dân thương hồ tiếp cận đồn và bất ngờ ra tay, tước súng của giặc tấn công giặc và sử dụng bom xăng đốt doanh trại. Trong cuốn Nhật ký đời tôi do cụ Nguyễn Chánh Minh viết để lại cho con cháu như một cuốn gia phả, có ghi rằng: Sau khi chiếm đồn, một số anh em trong đội vì quá căm thù bọn lính Pháp nên khi bắt được tù binh đã định mổ óc, moi tim cho hả dạ, nhưng Chánh Minh không đồng ý. Ông bảo, mình phải lấy tinh thần nghĩa hiệp làm trọng thì mới thu phục được lòng người. Khi giặc đã đầu hàng, nhất định không được bắn giết. Sau khi lấy vũ khí, tịch thu quân lương, quân trang, Chánh Minh ra lệnh trả tự do cho tất cả tù binh rồi rút quân (vì nếu bắt cũng chẳng có chỗ mà giam giữ). Trận "ra mắt" thành công vang dội ấy khiến số người xin đi theo Chánh Minh ngày càng nhiều.

Ông thu nạp và thành lập lực lượng kháng Pháp lấy tên là "Mặt trận Hà Tiên", đồng thời xưng danh “Nhạn Trắng Cà Mau” và chuyên mặc đồ bà ba màu trắng. Những người tham gia "Mặt trận" chủ yếu là nông, ngư dân nghèo, bị áp bức bóc lột và cả những đội quân hảo hán đã dừng bước giang hồ. Để đảm bảo yếu tố bí mật, ông xây dựng lực lượng thành nhiều cơ sở dọc theo các vùng sông nước trải dài từ Cà Mau cho đến Hà Tiên và trực tiếp huấn luyện võ nghệ, đánh bằng mã tấu, gậy gộc, giáo mác. Quân số của "Mặt trận Hà Tiên" có thời điểm lên đến hơn 1.000 người, bố trí trên 30 địa điểm khác nhau. Bình thường, họ vẫn thực hiện các công việc làm ăn, buôn bán, định kỳ hoặc đột xuất tập trung huấn luyện, khi có thời cơ thì tổ chức chiến đấu. "Mặt trận Hà Tiên" hoạt động theo kiểu đánh du kích. Mục tiêu là đánh bất ngờ, làm cho bọn Pháp hoang mang, lo sợ, đồng thời chặn đường tiếp tế của quân đội Pháp trên các tuyến đường sông từ Sài Gòn về Bạc Liêu, Cà Mau, Hà Tiên... để cướp quân trang, quân lương, và vũ khí trang bị.

Khi thực hiện loạt bài này, chúng tôi được biết Hãng phim Chánh Phương cũng đang xúc tiến kế hoạch sản xuất bộ phim truyện nhựa hành động võ thuật, tâm lý xã hội mang tên Nhạn Trắng Cà Mau. Kịch bản do Nghệ sĩ Ưu tú Nguyễn Chánh Tín và nhà văn Nguyên Hồ thực hiện. Chuyện phim xoay quanh cuộc đời nguyên mẫu Nguyễn Chánh Minh. Bối cảnh phim diễn ra trên vùng sông nước Cà Mau, Bạc Liêu, Hà Tiên, Sài Gòn... trong giai đoạn lịch sử những thập niên đầu của thế kỷ 20.

Khi phong trào cách mạng của Mặt trận Việt Minh phát triển, Chánh Minh được người của cách mạng kêu gọi hợp lực đánh Tây. Từ đó, lực lượng còn lại của "Mặt trận Hà Tiên" phối hợp chặt chẽ với lực lượng cách mạng ở vùng Bạc Liêu, Cà Mau.

Vào khoảng năm 1949, Việt Minh lên kế hoạch đánh đồn Pháp ở Gò Quau. Là người thông thạo địa hình, Chánh Minh đảm nhiệm chỉ huy lực lượng đánh mở đường. Kế hoạch bị bại lộ, giặc Pháp bố trí lực lượng bao vây. Khi Nguyễn Chánh Minh chỉ huy quân xâm nhập địa bàn bằng đường sông, địch sử dụng tàu chiến và lực lượng phục kích hai bên bờ đánh úp. Bị bất ngờ, lực lượng của Chánh Minh không kịp trở tay, phía sau cũng bị chặn đường tiếp ứng. Trận đánh đồn Pháp bị thất bại, Chánh Minh bị địch bắt dẫn lên Sài Gòn giam tại bót Ka-ti-na. Tại đây, địch tra tấn, dụ dỗ, mua chuộc ông khai ra vị trí đóng quân của Việt Minh và danh tánh người đứng đầu, song trước sau Chánh Minh không khai.

Khi biết ông là một cao thủ võ lâm, sếp phòng nhì Ăng-frê-đôn đã dụng kế bảo lãnh cho ông ra khỏi bót và thuyết phục ông làm huấn luyện viên võ thuật cho quân đội Pháp ở Sài Gòn. Để chuẩn bị cho mưu kế này, Ăng-frê-đôn đứng ra tổ chức một "giải thi đấu võ thuật mừng xuân", mời các võ sĩ, sĩ quan huấn luyện võ thuật của một số đơn vị quân đội Pháp ở Sài Gòn đến so tài. Chánh Minh chẳng thèm nương tay trên võ đài và dễ dàng vượt qua mọi đối thủ. Ông cũng phải làm huấn luyện viên võ thuật bất đắc dĩ cho đơn vị của Ăng-frê-đôn một thời gian ngắn rồi sau đó tìm cách thoái thác và trở về quê tu tại gia. Sau năm 1954, Nguyễn Chánh Minh đưa gia đình lên Sài Gòn sinh sống. Ông mở lò luyện võ, thành lập trung tâm huấn luyện lực sĩ. Những người con của ông đều là những lực sĩ nổi tiếng, từng giành giải cao tại các cuộc thi lực sĩ ở Sài Gòn và quốc tế. Dù không xuất hiện ồn ào, song tên tuổi của cao thủ võ lâm Nguyễn Chánh Minh vẫn được giới võ đạo mến phục.

Võ sư Nguyễn Hữu Huy, nguyên HLV trưởng đội tuyển judo, nguyên Phó chủ tịch Liên đoàn Judo Việt Nam kể: "Vào năm 1959, khi bắt đầu bước lên sàn tập judo, tôi đã được chứng kiến tài nghệ của ông Nguyễn Chánh Minh. Thầy huấn luyện chúng tôi lúc bấy giờ là võ sư Phạm Đăng Cao (tam đẳng judo), một trong những người đầu tiên đem môn judo vào phát triển ở Việt Nam. Sư huynh của thầy Cao là ông Năm Nhật (tứ đẳng) đã có cuộc so tài với ông Nguyễn Chánh Minh. Nhiều lần giao đấu ở tư thế đứng, ông Chánh Minh đều thắng. Chỉ đến khi đấu ở thế nằm, ông Năm Nhật dùng chiêu đè thì thắng được ông Minh".

Võ sư Huỳnh Tiền, sư phụ của võ sư Lý Huỳnh và võ sư Nguyễn Lộc, một trong những người sáng lập và phát triển môn phái Vovinam đã nhận Nguyễn Chánh Minh là sư huynh, khi đấu giao hữu đã bị Chánh Minh đánh bại.

Dù đồng nghiệp, người thân khuyên nên mở rộng việc lưu truyền bí quyết võ nghệ của mình, song Nguyễn Chánh Minh chỉ truyền trong nội tộc và một số người thân thích. Năm 1965, trong một lần về Bạc Liêu tham gia lợp nhà giúp người thân, trong lúc giằng néo nóc nhà thì sợi dây bị tuột, khiến ông té lao đầu xuống đất. Ông chỉ kịp lộn một vòng trong không trung thoát chết, song bị nội thương. Sau vụ tai nạn này, ông bị đau ở vùng bụng và tự điều trị bằng vận nội công. Khi bị đau nặng, gia đình đưa ông vào Bệnh viện Xanh-pôn chữa trị thì mới biết, thận của ông đã bị bể ngay từ cú ngã định mệnh ấy. Ông qua đời vào năm 1968.

Ý KIẾN BẠN ĐỌC