Thông tin liên hệ:
- Phone: 0903 15 82 66 (Sơn)
- Email: sonlt@tiengiangonline.vn.
Cách phá mật khẩu của Sheet trong Excel thành công 100%
Xử lý lỗi excel bị treo (Not responding)
Tiền Giang có thêm 11 di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh
Tiền Giang - Lịch sử hình thành
Ẩn các hoạt động gần đây của bạn trên Facebook
Mô hình nuôi thỏ công nghiệp đạt hiệu quả cao
LỊCH VIỆT NAM
THỐNG KÊ
Sau khi khám cho cháu, bác sĩ ghi nhận cháu bị suy tim, nhịp tim rất nhanh trên 170 lần trong một phút, tay chân nổi bóng nước, nên bác sĩ chẩn đoán là cháu bị bệnh tay chân miệng độ III, là độ nguy hiểm đến tính mạng của cháu. Cháu P. được các thầy thuốc tích cực cấp cứu, tiếp hơi, truyền Globulin miễn dịch và cấp cứu suy tim cho cháu. Sau ba ngày điều trị, cháu P đã khoẻ, ăn uống được và hết mệt, nhịp tim trở lại bình thường.
Theo chuyên môn khi siêu vi trùng gây bệnh tay chân miệng xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống, rồi vào ruột, siêu vi trùng sẽ sinh sôi nẩy nở lên thật nhiều ở các hạch bạch huyết ở ruột, sau đó vào máu rồi tấn công vào các cơ quan thích ứng với siêu vi này như da, niêm mạc miệng, não, màng não, cơ tim…làm tổn thương các cơ quan kể trên. Khi não bị tổn thương, cơ thể sẽ kích hoạt hệ thống đáp ứng viêm, các chất gây viêm sẽ làm rối loạn chức năng của các cơ quan trong cơ thể trong đó có cơ tim và mạch máu. Tổn thương tim mạch chủ yếu là sự phối hợp gây hại của các chất gây viêm, một phần có thể do sự tấn công trực tiếp của siêu vi trùng lên tế bào cơ tim. Dấu hiệu của biến chứng tim mạch là bệnh nhân cảm thấy khó chịu, mệt, tim đập nhanh, tay chân lạnh, vã mồ hôi, da nổi bông..
Để phòng bệnh, bà con mình chú ý các biện pháp phòng ngừa bằng cách vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt, rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà. Lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác. Cách ly bé bệnh tại nhà. Không cho bé đến nhà trẻ, trường học, nơi các bé chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh. Khi bé bị bệnh tay chân miệng bà con mình theo dõi tại nhà, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng như sốt cao liên tục ≥ 39ºC khó hạ, thở mệt hay thở yếu, tiêu lỏng hay nôn ói nhiều, giật mình, chới với, run chi, quấy khóc, bứt rứt khó ngủ, yếu hay liệt các chi, co giật hay hôn mê..thì phải đưa cháu đến bệnh viện ngay lập tức.
BS NGUYỄN THÀNH ÚC
Bí kíp sống còn khi con nằm điều hòa
Sai lầm khi cho con ăn sữa chua người lớn
Hy vọng chữa lành bệnh viêm gan C
Schwartz’s Principles of Surgery, 10th edition July 2015 Release
Bệnh viêm ruột và những điều cần biết
Cảnh báo 5 nhóm đối tượng tối kỵ ăn trứng gà
3 thực phẩm bạn tuyệt đối không nên ăn trong bữa trưa
Current medical diagnosis and treatment 2015-54th