Thiết kế website

Nhận tư vấn, bảo trì, thiết kế website cho quý tổ chức, công ty, nhà hàng, dịch vụ tại Tiền giang. Tuân thủ các chuẩn SEO. Đảm bảo website hoạt động nhanh, áp dụng các công nghệ web tiên tiến nhất hiện nay.

Thông tin liên hệ:
- Phone: 0903 15 82 66 (Sơn)
- Email: sonlt@tiengiangonline.vn.

Nhạc hay - Giải trí

  • Bà mẹ quê
  • Mẹ tôi
  • Mẹ ở trong con
  • Mênh mông lòng mẹ
  • MeNgoiSangGao_HuongLan

LỊCH VIỆT NAM

THỐNG KÊ

 

Vi khuẩn helicobacter pylori và bệnh dạ dày

Vi khuẩn helicobacter pylori và bệnh dạ dày Đau dạ dày là một bệnh khá phổ biến trên thế giới hiện nay. Một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày, thậm chí ung thư dạ dày được xác định là do vi khuẩn helicobacter pylori (hay còn gọi là HP).

Helicobacter pylori là gì?

Đau tức bụng, khó tiêu, là những dấu hiệu thường thấy của bệnh dạ dày.Có khi những triệu chứng này tự biến mất sau một thời gian, nhưng cũng có khi phải được điều trị mới dứt. Cũng có những trường hợp người bệnh chưa bao giờ thấy có các triệu chứng của bệnh đau dạ dày nhưng khi đi khám bác sĩ và làm xét nghiệm thì bị phát hiện đã viêm dạ dày hoặc thậm chí có dấu hiệu ung thư. Trong nhiều trường hợp, người bệnh bị phát hiện HP dương tính, tức đã nhiễm vi khuẩn helicobacter pylori.

Bác sĩ Paul Choi, chuyên khoa tiêu hóa thuộc trung tâm nội soi tiêu hóa Los Angeles, Mỹ giải thích về vi khuẩn HP như sau:

Đây là một bệnh phổ biến trên khắp thế giới. HP lần đầu tiên được bác sĩ Marshall và đồng nghiệp tại Úc phát hiện vào năm 1982. Từ đó đến nay, chúng ta đã biết được rất nhiều về bệnh này. Chúng ta biết được loại vi khuẩn này thường sống trong dạ dày người vì nó cần môi trường axit. Vì vậy rất khó tìm thấy loại vi khuẩn này bên ngoài môi trường dạ dày. Loại vi khuẩn này thường được phát hiện ở các nước kém phát triển vì vậy chúng ta thường tìm thấy nhiều bệnh nhân nhiễm HP ở các nước châu Phi, Nam Mỹ và ở mức độ nào đó là vùng châu Á. Trong điều kiện sống tốt hơn thì vi khuẩn này cũng giảm đi và đó là lý do vì sao mà chúng ta thấy số ca nhiễm bệnh ít hơn ở những nước phát triển.

Theo thống kê tại Mỹ, số người nhiễm HP ở Hoa Kỳ được ước tính là khoảng 30% số người lớn, trong đó 50% số người nhiễm có độ tuổi từ 60 trở lên. Trên toàn thế giới, ước tính khoảng 50% dân số nhiễm loại vi khuẩn này.

Thường thì vi khuẩn HP phát triển mạnh ở những nơi đông dân cư có điều kiện vệ sinh kém. Tại những nước nghèo và điều kiện vệ sinh không tốt, ước tính có đến 90% người lớn có thể bị nhiễm vi khuẩn này. Thường thì người đã nhiễm HP sẽ mang vi khuẩn này suốt đời trừ khi sau đó được điều trị hết vi khuẩn.

Những người nhiễm HP có nguy cơ cao bị các bệnh liên quan đến dạ dày như viêm loét dạ dày hoặc ung thư. Bác sĩ Paul Choi nói tiếp:

HP thường liên quan đến các bệnh về viêm loét dạ dày, tá tràng. HP cũng có liên quan đến ung thư dạ dày. Thường những bệnh dạ dày ban đầu là những bệnh lành tính nhưng sau này có thể dẫn đến ung thư. Tuy nhiên không phải người nào có HP cũng bị ung thư dạ dày. Con số thống kê cho thấy số người có HP thì bị ung thư dạ dày nhiều hơn là số người không có HP bị ung thư. Ví dụ một nghiên cứu đã chỉ ra rằng HP có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày lên 6 lần trong cả một đời người nếu so với các viêm nhiễm thông thường khác.

Tại  Việt Nam, những điều tra gần đây cho thấy bệnh đau dạ dày thường đứng đầu trong các bệnh về đường tiêu hóa và có chiều hướng ngày càng gia tăng. Theo Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam, 70% người Việt Nam có nguy cơ bị đau dạ dày.

Lây nhiễm HP và chẩn đoán

Người ta có thể bị nhiễm vi khuẩn HP do lây truyền từ người sang người có thể qua đường miệng hoặc tiếp xúc với phân người bị bệnh. Điều này giải thích tại sao bệnh thường phổ biến tại những nước nghèo và có điều kiện vệ sinh kém.

Tại các nước đang phát triển, người ta ước tính có đến 50% dân số từ 10 tuổi trở lên bị nhiễm loại vi khuẩn này. Khoảng 16% số trẻ em ở các nước đang phát triển bị nhiễm loại vi khuẩn này, trong khi con số này ở các nước phát triển là từ 2 đến 3%.

Tuy nhiên trẻ em có thể bị nhiễm HP rồi hết vài lần cho đến khi chúng bị nhiễm hẳn một dòng HP. Các nghiên cứu cũng cho thấy đàn ông thường nhiễm HP nhiều hơn phụ nữ.

Những người nhiễm HP có thể có các dấu hiệu bệnh mà cũng có thể không có dấu hiệu bệnh nào cho đến khi làm xét nghiệm. Những dấu hiệu thường thấy của người nhiễm HP và đã bị viêm loét dạ dày bao gồm các cơn đau tức bụng, đầy bụng. Các cơn đau có thể đến vào lúc nửa đêm về sáng hoặc sau khi ăn. Các triệu chứng có thể hết sau một vài tuần mà không có điều trị rồi lại tái phát và cứ lặp đi lặp lại như vậy.  Những người bị nặng hơn có thể nôn ra máu hoặc đi ngoài có phân bị đen tức có máu, người mệt mỏi.

Có nhiều cách xét nghiệm hiện đang được dùng để tìm HP trong dạ dày khá hiệu quả. Bác sĩ Paul Choi cho biết:

Có 4 loại xét nghiệm hiện đang được dùng để tìm HP, nó bao gồm thử máu, nhưng rất không may là ở những nước có nhiều người bị HP như Hàn Quốc nơi có đến 80% người bị nhiễm HP thì xét nghiệm dương tính chưa chắc đã khẳng định đúng là người bệnh nhiễm HP không. Xét nghiệm này chỉ hiệu quả ở các nước ít ca nhiễm.  Xét nghiệm thứ hai là xét nghiệm phân người bệnh để tìm kháng thể.Xét nghiệm thứ ba là thử hơi thở.Nhưng xét nghiệm phổ biến hơn là qua soi dạ dày.Với cách này chúng ta kiểm tra được toàn bộ thành dạ dày. Xét nghiệm không chỉ cho phép phát hiện HP mà còn cả bệnh trào ngược thực quản và ung thư dạ dày (nếu có).

Hiện nay xét nghiệm bằng hơi thở khá phổ biến vì đây là cách làm đơn giản, an toàn, không gây đau đớn hay tốn thời gian cho bệnh nhân.

Trong tất cả các phương pháp, chẩn đoán bằng nội soi có kết quả chính xác hơn cả.Trong xét nghiệm này, bệnh nhân được gây mê, sau đó bác sĩ sẽ cho một máy camera vào trong ruột để kiểm tra và có thể cắt những tế bào nhỏ trong dạ dày để làm xét nghiệm nếu cần thiết. Bác sĩ Paul Choi cho biết:

Khi chúng tôi làm xét nghiệm soi dạ dày, chúng tôi chỉ lấy ra một phần rất nhỏ trong thành dạ dày để làm xét nghiệm tìm viêm nhiễm, … trong rất nhiều trường hợp chỉ mất 2 giờ sau chúng tôi có thể nói cho bệnh nhân biết họ có bị HP hay không.

Tại Việt Nam trước kia, các bệnh nhân khi làm xét nghiệm này thường không được gây mê nên đây là một phương pháp gây khó chịu cho người bệnh.

Vì đây là phương pháp can thiệp vào bên trong cơ thể nên dù có độ chính xác cao, phương pháp này cũng có những rủi ro nhất định khi bác sĩ đưa máy chụp vào bên trong dạ dày.

Điều trị HP và những tranh cãi trong điều trị

Việc nhiễm HP lâu dài có thể làm giảm khả năng bảo vệ tự nhiên của thành dạ dày đối với acid.Trong các trường hợp bị viêm loét dạ dày, các bác sĩ thường chỉ định dùng các loại thuốc kháng axit để giảm tác dụng của axit trong dạ dày có thể gây hại lên thành của dạ dày.Có hai loại thuốc phổ biến được dùng.Loại đầu là loại thuốc chống axit H2 với các thuốc quen thuộc như Zantac, Pepcid, Tagamet.Loai thứ hai mạnh hơn bao gồm các thuốc như omeprazole hay tên thuốc hiệu là Prilosec, thuốc lansoprazole hay có tên hiệu là Prevacid, thuốc esomeprazole hay tên hiệu là Nexium.

Tuy nhiên các thuốc này không có tác dụng loại bỏ hẳn HP khỏi môi trường dạ dày.Vì vậy khi ngừng thuốc, bệnh vẫn quay trở lại. Để điều trị dứt hẳn HP, các bác sĩ thường phải kê thêm đơn thuốc kháng sinh. Các thuốc kháng sinh phổ biến dùng cho viêm loét dạ dày do HP bao gồm amoxicillin (hay còn gọi là Amoxil), clarithromycin (hay còn gọi là Bianxin), thuốc metronidazole (hay còn gọi là Flagyl), và thuốc tetracycline. Nói về liệu pháp điều trị loại bỏ HP khỏi dạ dày, bác sĩ Paul Choi cho biết:

Thường để điều trị HP thì cần mất 2 tuần trị liệu.Điều trị bao gồm thuốc kháng acid, và 2 loại kháng sinh khác nhau trong 2 tuần. Hiệu quả của việc điều trị cho thấy 85 đến 90% các ca không còn HP. Không chỉ bạn giảm được nguy cơ bị các bệnh dạ dày mà các số liệu chứng minh cho thấy việc không còn HP cũng giảm đáng kể nguy cơ bị ung thư dạ dày.

Các phác đồ  tiệtkhuẩnH.pylori:

  • Phác đồ 03 thuốc : dùng trong10-14ngày

-    PPI ( 1v * 2 lần/ngày )kết hợp

 Amoxcilline  1000mg * 2 lần/ngày và
Clarithromycine 500mg * 2 lần/ngày hoặc

Tinidazole  500mg * 2 lần/ngày    hoặc

Levofloxacin  250mg/500mg /ngày  (Moxifloxacin 250mg)

  • Phác đồ 04 thuốc: dùng trong 10 – 14 ngày

-  PPI(1v*2lần/ngày) kết hợp

- Bismuthsubsalicylate 300mg*4lần/ngày  kết hợp

- Tetracyclin 500mg*4lần/ngày  và

- Metronidazole250mg(1*4lần) hoặc Tinidazole 500mg * 2lần/ngày

 *   Phác đồ nối tiếp: dùng trong 10 ngày
            - 05 ngày đầu:
                             PPI (liều chuẩn) * 2 lần  kết hợp
                              Amoxcilline 1000mg * 2 lần

           - 05 ngày tiếp theo
                              PPI (liều chuẩn) * 2 lần kết hợp

                              Clarithromycin 500mg * 2lần  và

                              Tinidazole 500mg * 2 lần

  • Phác đồ cứu cánh:  dùng trong 10 ngày
  • PPI  ( 1v * 2 lần/ngày) kết hợp
    Amoxcilline 1000mg * 2 lần/ngày   và

Levofloxacin  500mg/ngày   hoặc

Rifabutin  300mg/ngày    hoặc

Furazolidone  200mg – 400mg/ngày

Tuy nhiên việc điều trị dứt hẳn HP cũng gặp những khó khăn nhất định vì khả năng kháng thuốc của loại vi khuẩn này.Chính khả năng kháng thuốc này đã làm hiệu quả điều trị bệnh giảm. Các nghiên cứu cho thấy việc kháng thuốc này thường xảy ra với các bệnh nhân đã từng được điều trị với kháng sinh clarithromycin, erythromycin hay metronidazol trước kia. Chính vì vậy mà có những trường hợp bác sĩ phải kê đơn nhiều loại kháng sinh một lúc kết hợp với thuốc chống acid trong quá trình điều trị.

Có những bác sĩ sau khi điều trị xóa bỏ HP cho bệnh nhân, muốn xác định chắc chắn kết quả tốt, sẽ yêu cầu bệnh nhân thử hơi thở hoặc thử phân để xác định.Việc nội soi dạ dày để xét nghiệm trong trường hợp này là không cần thiết, còn thử máu thì không chính xác vì thường phải mất nhiều tháng trước khi có kết quả chính xác.Những bệnh nhân không hết HP, thường phải được điều trị với một kết hợp thuốc khác lúc đầu.

Hiện vẫn còn tồn tại những tranh cãi xung quanh việc có nên điều trị dứt hẳn HP cho cả những người nhiễm HP nhưng không có dấu hiệu viêm loét dạ dày.Hiện các bác sĩ vẫn chưa hoàn toàn thống nhất việc điều trị hết hoàn toàn HP có thể cải thiện chứng khó tiêu không kèm viêm loét, vốn là một triệu chứng khá phổ biến hiện nay. Một số nghiên cứu gần đây còn cho thấy chỉ có khoảng 20% số bệnh nhân có được những cải thiện rõ rệt với chứng khó tiêu không kèm viêm loét sau khi được điều trị HP. Ngoài ra có nhiều trường hợp người bệnh nhiễm HP suốt đời nhưng không phát triển thành bệnh.

Theo bác sĩ Paul Choi, mặc dù những tranh cãi vẫn chưa ngã ngũ, những người bệnh nhiễm HP tại các nước nghèo và đang phát triển nên cân nhắc rất kỹ với việc điều trị vì đó là môi trường có nguy cơ bị ung thư dạ dày do viêm nhiễm cao.

 

BS CKII  NGUYỄN VĂN QUÂN 

Trưởng Khoa Nội BVDKTT_TG

Ý KIẾN BẠN ĐỌC