Thiết kế website

Nhận tư vấn, bảo trì, thiết kế website cho quý tổ chức, công ty, nhà hàng, dịch vụ tại Tiền giang. Tuân thủ các chuẩn SEO. Đảm bảo website hoạt động nhanh, áp dụng các công nghệ web tiên tiến nhất hiện nay.

Thông tin liên hệ:
- Phone: 0903 15 82 66 (Sơn)
- Email: sonlt@tiengiangonline.vn.

Nhạc hay - Giải trí

  • Bà mẹ quê
  • Mẹ tôi
  • Mẹ ở trong con
  • Mênh mông lòng mẹ
  • MeNgoiSangGao_HuongLan

LỊCH VIỆT NAM

THỐNG KÊ

 

Chân thương đầu vì bị té võng

Bé Lê Thanh H, 3tháng tuổi, nhà ở xã An Thạnh Thuỷ, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang được mẹ đưa vào bệnh viện đa khoa tỉnh sáng ngày 12/9/2014 vì bị té võng. Mẹ vừa kể vừa khóc: “con tôi nằm trên võng ngủ thiu thiu, tôi chạy ra sau nhà ăn cơm, một lúc sau tôi bổng nghe tiến khóc thét của bé, tôi vội chạy lên thì thất bé nằm úp mặt xuống đất, tay chân chòi đạp.

 Tôi bồng bé lên thấy mặt bé bị trầy trụa, trán bị u một cục”. Bác sĩ khám và cho chụp X quang đầu thấy cháu bị khối máu tụ ở giữa trán mà không có tổn thương xương sọ. Bé được chẩn đoán là chấn thương đầu, máu tụ dưới da đầu vùng trán, xây xát phần mềm ở mặt và được nằm viện theo dõi. Đây là một tai nạn hay xảy ra do bé nằm võng, do các bé còn nhỏ, hiếu động và hay lật khi nằm nên rất dễ bị té ra khỏi võng, nhất là khi không có người lớm trông coi.

Về mặt chuyên môn, té võng là một tai nạn nguy hiểm, bé có thể bị chấn thương sọ não, nứt xương sọ, chảy máu trong não, gãy xương sườn, xương sống, xương mặt…vì xương của trẻ càng nhỏ tuổi thì càng yếu ớt.

Ngoài việc dễ té ngã, nếu bà mẹ cho con nằm võng, tư thế nằm võng làm cho xương sống không thẳng, cong vẹo theo chiều cong của võng. Khi bị cong vẹo cốt sống thì lồng ngực sẽ không thể dãn nở được dẫn đến tim, phổi cũng không thể hoạt động tốt được. Khi cho bé nằm võng thường xuyên là cản trở quá trình phát triển não và cơ bắp của bé. Trẻ nhỏ, đặc biệt là ở giai đoạn 3, 4 tháng tuổi, cơ thể cần được hoạt động, quơ tay quơ chân, và bắt đầu tập lẫy, lật. Tất cả những hoạt động này cần phải có sự lưu thông máu đầy đủ lên não, giúp não phát triển tốt hơn. Nếu đặt bé nằm võng thường xuyên, bé sẽ khó vận động, và không thể lẫy được, khiến sự phát triển cơ thể bị hạn chế. Khi nằm võng, độ rung lắc của võng gây nên “hội chứng rung lắc”  ở trẻ nhỏ, làm trẻ dễ bị xuất huyết não, chậm phát triển trí tuệ, động kinh, rối loạn khả năng định hướng.

Việc nằm võng thường xuyên cũng có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển tâm lý của trẻ. Để trẻ phát triển tâm lý một cách phong phú, trể cần phải được tiếp xúc với thực tế cuộc sống bằng những động tác trườn, bò, đi, chạy, cầm, nắm.. Nếu nằm võng thường xuyên thì bé chỉ quan sát được những gì xảy ra phía trên trần nhà và diện tích tiếp xúc bị thu hẹp.

Để tránh những tai nạn và thói quen có hại cho sức khoẻ của bé, bà con mình không nên cho bé nằm võng, mà nên để bé nên nằm ở trên giường phẳng, đầu và lưng phải thẳng hàng để định hình cột sống. Nếu bé hay nằm nghiêng đầu thì mẹ có thể dùng khăn mềm, gấp làm 2 để lót phía dưới chỉnh cho đầu bé được cân bằng, giảm nguy cơ bé bị bẹp, méo  đầu.

BS NGUYỄN THÀNH ÚC

Ý KIẾN BẠN ĐỌC