Thông tin liên hệ:
- Phone: 0903 15 82 66 (Sơn)
- Email: sonlt@tiengiangonline.vn.
Xử lý lỗi excel bị treo (Not responding)
Cách phá mật khẩu của Sheet trong Excel thành công 100%
Tiền Giang có thêm 11 di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh
Tiền Giang - Lịch sử hình thành
Ẩn các hoạt động gần đây của bạn trên Facebook
Coi chừng bỏ sót Sốt xuất huỵết có triệu chứng tiêu chảy
Bác sĩ khám cho cháu thấy cháu bị thở mệt, co lõm ngực, thờ khò khè, môi hơi tím, nên chẩn đóan là cơn suyễn nặng và khẩn trương cấp cứu cho cháu S. Sau vài giờ thì cháu thấy khỏe hơn. Khi bác sĩ hỏi ba của cháu về các bệnh trước đây, ba cháu cho biết là bé bị khò khè nhiều lần rồi, nhưng lần này là nặng nhất.
Về chuyên môn, khò khè có nhiều nguyên nhân như suyễn (hen), viêm tiểu phế quản, viêm phổi, dị vật đường thở, một số dị tật bẩm sinh của phế quản, phế quản bị chèn ép do mạch máu bất thường, u, hạch cạnh phế quản, …Trong bệnh suyễn, những bé có cơ địa bẩm sinh hen phế quản rất dể khởi phát cơn khò khè khi môi trường thay đổi như tiếp xúc với không khí ô nhiễm, bụi khói, nấm móc, phấn hoa, lông thú. Riêng không khí lạnh đột ngột rất dễ làm bé lên cơn suyễn. Không khí lạnh sẽ kích thích các thụ thể cảm giác ở đường hô hấp, họat hóa phản xạ co cơ trơn phế quản, làm hẹp lòng phế quản, không khí lưu thông qua chổ hẹp tạo nên tiếng khò khè như tiếng rít của gió lùa qua cửa sổ họăc như tiếng ngáy. Nếu không xử trí sớm bằng thuốc giản phế quản thì phản ứng viêm sẽ xảy ra và làm trầm trọng thêm sự chít hẹp và phù nề phế quản làm bệnh nặng hơn, như trường hợp của bé S.
Trong điều trị bệnh suyễn, vấn đề điều trị dự phòng là chính. Bệnh suyễn ngày nay hoàn toàn kiểm soát được, bé sẽ hòa nhập vào cuộc sống sinh họat bình thường như bao đứa trẻ khỏe mạnh khác. Bà con biết rằng nếu bệnh suyễn chỉ điều trị cắt cơn thôi, nhưng không được quản lý, theo dõi và điều trị dự phòng thì bệnh ngày càng nặng thêm, phế quản có thể tổn thương vĩnh viễn. Do đó nếu cháu bị suyễn, bà con mình cần đưa đến cơ sở y tế, khám và tái khám định kỳ, ngoài việc ngừa cơn, bà con cần để cháu tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ khởi phát cơn suyễn như đã kể ở trên. Trong mùa lạnh cần giữ ấm vùng cổ ngực của bé, không cho cháu ra ngoài trời vào sáng sớm nếu không cần thiết.
BS NGUYỄN THÀNH ÚC
Mắc bệnh tiểu đường có nên ăn khoai lang?
Gừng ngâm dấm là thần dược cho sức khỏe
Hãy uống nước chanh ấm vào buổi sáng
10 sự thật thú vị ít người biết về mì ăn liền
Trẻ con nên ăn bao nhiêu quả trứng mỗi ngày?
Tía tô: Công dụng quý mà có thể bạn chưa biết
5 tác dụng bất ngờ của uống cà phê buổi sáng
Cà phê – “thần dược” cho người béo phì?