Thiết kế website

Nhận tư vấn, bảo trì, thiết kế website cho quý tổ chức, công ty, nhà hàng, dịch vụ tại Tiền giang. Tuân thủ các chuẩn SEO. Đảm bảo website hoạt động nhanh, áp dụng các công nghệ web tiên tiến nhất hiện nay.

Thông tin liên hệ:
- Phone: 0903 15 82 66 (Sơn)
- Email: sonlt@tiengiangonline.vn.

Nhạc hay - Giải trí

  • Bà mẹ quê
  • Mẹ tôi
  • Mẹ ở trong con
  • Mênh mông lòng mẹ
  • MeNgoiSangGao_HuongLan

LỊCH VIỆT NAM

THỐNG KÊ

 

Cuộc đời NSND Phùng Há - Kỳ 3

Cuộc đời NSND Phùng Há - Kỳ 3 Ba chiếc ghe bầu loại lớn nhất chở đào kép và tranh cảnh đậu tại bờ sông Bến Thành. Mười chiếc xe ngựa (loại hai ngựa) chở đầy phong cảnh, y trang, gươm đao, giáo mác. Ba mươi chiếc xe kéo chở đào kép, theo sau là Bạch công tử và cô Phùng Há trên chiếc xe hơi mui trần tiến về nhà hát Tây (nay là Nhà hát thành phố).

Trên đỉnh vinh hoa

Đêm đầu tiên ở Sài Gòn, ban Huỳnh Kỳ chưa hát, Bạch công tử mở tiệc thết đãi bạn bè thân hữu, nghệ sĩ và chính quyền. Cả trăm khách Việt, Tàu, Tây đủ giới đến dự với những món cao lương mỹ vị, uống toàn champagne, martel. Có một sân nhảy đầm, một ban nhạc Tây và một phòng có vài mâm á phiện cùng với những cô gái xinh đẹp tiêm thuốc cho khách hút (thời đó hút á phiện tự do), quả là một đêm vui chơi thỏa thích.

Hôm sau ban hát Huỳnh Kỳ trình diễn tại nhà hát Tây. Buổi sáng ban hát đi rao bảng (quảng cáo) vòng quanh các đường phố Sài Gòn với mười chiếc xe ngựa (loại hai ngựa) chở các nghệ sĩ hóa trang son phấn rực rỡ, đào kép mặc đồ ông hoàng, bà chúa... Đi đầu có ban nhạc Tây thổi kèn inh ỏi, cuối đoàn có ban nhạc Quảng thổi kèn và đánh trống Quảng, tờ chương trình rải trắng đường đi. Ban hát Huỳnh Kỳ diễn bảy đêm tại nhà hát Tây, rồi lần lượt dọn qua rạp Moderk gần chợ Bến Thành, rạp Cinema Eden đường Tổng Đốc Phương (nay là đường Châu Văn Liêm, Q.5) và rạp Palikao ở Chợ Lớn mới.

Có một buổi sáng, Bạch công tử đưa cô Phùng Há đi ăn điểm tâm, rời khách sạn xe ngừng trước một nhà hàng, tài xế mở cửa mời Bạch công tử và cô Phùng Há xuống xe, Bạch công tử móc túi “boa” cho tài xế (dù là tài xế nhà). Người của nhà hàng cầm dù chạy ra đưa Bạch công tử và cô Phùng Há tới cửa: lại móc túi “boa”. Bước vô nhà hàng, một người bồi trân trọng lấy nón móc lên máng: móc túi “boa”. Đang ăn gọi đầu bếp lên khen, công tử lại móc túi “boa”, “boa” luôn cho tất cả những người có mặt ở nhà hàng rồi lên xe ra về. Người ta nói rằng Sài Gòn này chỉ có Bạch công tử là sang hơn cả Tây.

Qua nhiều năm chung sống với Phước George, chưa bao giờ cô Phùng Há thấy bạn bè xin gì mà ông từ chối, bạn bè tới nhà chơi khen bộ salon đẹp, ông tặng liền không ngần ngại, lại có người khen bộ bàn ăn đẹp, ông bảo kêu xe chở về liền.

Ban Huỳnh Kỳ diễn bất cứ nơi nào đều chật kín khán giả, không chỉ ở Sài Gòn mà còn chinh phục cả sáu tỉnh Hậu Giang. Như thế được trên ba năm. Sau đó thì tình hình biến động khắp nơi, kinh tế gia đình Phước George cũng bắt đầu khó khăn, ban hát lỗ lã. Đến năm 1931, Bạch công tử cho ban hát Huỳnh Kỳ tan rã...

Hai lần sinh con, hai lần tiễn biệt

Không còn gánh hát, Bạch công tử càng ăn chơi nhiều hơn nữa, cờ bạc, rượu chè, hút xách, không kể gì đến tương lai. Cô Phùng Há khuyên nhủ cách nào cũng không được. Cô hai lần sinh con, một trai tên Paul, một gái tên Lý. Cả hai con đều chết khi còn rất nhỏ. Paul và Lý từ lúc bệnh cho đến lúc chết Bạch công tử đều không có mặt ở nhà.

Đau đớn, lẻ loi, trơ trọi giữa dòng đời, cô Phùng Há cương quyết dứt tình vợ chồng với Bạch công tử Phước George.

Về chung sống với bà con bên ngoại, năm 1936 cô Phùng Há được ban hát Trần Đắc ký hợp đồng về làm đào chánh, đóng cặp với nghệ sĩ Năm Châu. Với hợp đồng mới và tiền lương rất hậu, danh tiếng của cô Phùng Há càng ngày càng sáng chói.

Trong lúc đó, công tử Phước George thành hôn với nghệ sĩ tài danh - cô sáu Ngọc Sương. Cô Ngọc Sương quê ở Phan Thiết, ca hay diễn giỏi, nhan sắc mặn mà. Ngoài tài năng ca diễn trên sân khấu, cô lại còn có tài vừa ca vọng cổ vừa đàn guitar. Tánh tình khẳng khái nhưng lại rất nhiều tình cảm, cô là đào chánh của nhiều đoàn hát lớn sau này. Qua đôi năm chung sống và vào năm 1937, cô sáu Ngọc Sương sanh được một con gái đặt tên là Ngọc Tuyết - tự Liliane. Nhưng rồi có lẽ cũng không chịu nổi kiểu ăn chơi bất kể của Phước George, cô trao con lại cho ông và trở về Phan Thiết. Bạch công tử buồn khổ lại chìm đắm trong những cuộc vui. Rồi có một lần vì chán nản, tuyệt vọng, không lối thoát, ông toan bồng con nhảy xuống giếng để cha con cùng chết cho hết nợ đời.

Hay được tin cô sáu Ngọc Sương và công tử Phước George chia tay, Bạch công tử rất khó khăn khi phải nuôi con nhỏ, cô Phùng Há cho người đưa thư xuống xin được nuôi con gái của Bạch công tử và cô sáu Ngọc Sương.

Lênh đênh cùng đoàn Phụng Há

Sau năm 1940, cô Phùng Há kết hôn với ông Nguyễn Hữu Bửu. Ông là một kỹ sư, một đại điền chủ lớn ở Trà Vinh. Ông đã thành lập đoàn Phụng Hảo cho cô Phùng Há.

Ông Nguyễn Hữu Bửu là cha ông Nguyễn Long và ông Nguyễn Khánh. Ông Nguyễn Long là thanh niên tiền phong đi tập kết, là cán bộ cách mạng ở miền Bắc. Ông Nguyễn Khánh là tướng của chế độ Sài Gòn ở miền Nam. Ông Nguyễn Hữu Bửu và cô Phùng Há có một ngôi nhà ở Gò Vấp, cùng sống chung với các con cháu như: Bửu Chánh - con gái ruột đã rước từ Trung Quốc về với tên Lý Bửu Trân, Nguyễn Long, Nguyễn Khánh, Lili, Nam Hùng và vài người cháu khác.

Sau khi Nhật đảo chánh Tây, tình hình biến động, đoàn Phụng Hảo phải rời Sài Gòn lưu diễn ở các tỉnh như: Bà Rịa - Vũng Tàu, Long Điền, Phước Hải... Quá khó khăn vì mỗi khi di chuyển từ bến này qua bến khác cả đoàn hát phải đi bằng xe bò, cuối cùng đoàn Phụng Hảo phải mướn một chuyến ghe đi cạnh theo mé biển về đến Mỹ Tho. Tình hình quá căng đến nỗi đoàn Phụng Hảo không hát được một suất nào và rã gánh tại Mỹ Tho.

Thời gian sau thì cô Phùng Há và ông Nguyễn Hữu Bửu cũng chia tay.

 

Lili

Bà Phùng Há đã đem Ngọc Tuyết - Liliane (mà bà thường gọi là Lili) về nuôi từ khi cô còn bé. Cô là người được bà thương yêu nhất nhà, lớn lên được chăm sóc chu đáo, ăn học đàng hoàng. Lili tính tình vui vẻ, liến thoắng. Năm bảy, tám tuổi, tôi có dịp sống chung một nhà với Lili ở Gò Vấp; sau này mười mấy tuổi, tôi cũng được bà Phùng Há cho về nhà ăn học. Tôi và Lili sanh cùng năm. Tôi gọi Lili bằng Lili, cô gọi tôi bằng "thằng", xưng hô mày - tao với tôi như thể những thằng con trai.

Lili có một vẻ đẹp mặn mà như người của biển cả... Khi lớn lên có một gia đình danh giá, giàu có dạm hỏi, cô bằng lòng. Má Phùng Há đồng ý gả. Hiện nay cô sống cùng chồng và người con gái đã lập gia đình tại Canada, hai người con gái lớn đã lập gia đình hiện đang sống tại TP.HCM. Ngày xưa, có những lúc cô đùa giỡn như điên, rồi có những lúc cô ngồi yên lặng thật dài. Ngày nay chắc tóc cô đã bạc nhiều, chắc gì cô đã thoát khỏi những giây phút trầm tư... Cầu mong Lili và gia đình được an lành, hạnh phúc.

 

NSƯT NAM HÙNG

Ý KIẾN BẠN ĐỌC