Thông tin liên hệ:
- Phone: 0903 15 82 66 (Sơn)
- Email: sonlt@tiengiangonline.vn.
Xử lý lỗi excel bị treo (Not responding)
Cách phá mật khẩu của Sheet trong Excel thành công 100%
Tiền Giang có thêm 11 di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh
Tiền Giang - Lịch sử hình thành
Ẩn các hoạt động gần đây của bạn trên Facebook
Coi chừng bỏ sót Sốt xuất huỵết có triệu chứng tiêu chảy
Hẳn bạn đọc còn nhớ, suốt một thời kỳ dài trong thập niên 90 thế kỷ trước, những thông tin về tính năng chữa bệnh của loại cây thuốc có cái tên quý phái là Trinh nữ hoàng cung đã làm sống dậy hy vọng cho những nam bệnh nhân bị phì đại tuyến tiền liệt và những phụ nữ bị u xơ tử cung. Ngay sau đó, các nhà khoa học Việt Nam - đang làm việc trong và ngoài nước - đã nhanh chóng vào cuộc, với mục tiêu là tìm cách tiếp cận, chinh phục Trinh nữ hoàng cung để từ đó, điều chế những loại tân dược có khả năng chữa bệnh ung thư.
Nhưng, hơn một thập niên trôi qua mà mọi chuyện vẫn chưa tiến triển bao nhiêu. Người ta chỉ thấy Trinh nữ hoàng cung xuất hiện trong Từ điển cây thuốc Việt Nam của tiến sĩ Võ Văn Chi vào năm 1997. Tuy nhiên ở đó, tiến sĩ Chi cũng chỉ mô tả về một loài cây mang tên Náng lá rộng (còn gọi là Tỏi lơi lá rộng), thuộc họ Thủy tiên, có tên khoa học là Crinum latifolium L., với mô tả: "Cây thảo có hành gần như hình cầu, có cổ ngắn, dày 10-16 cm. Lá nhiều, mỏng, hình dải, dài 60-90 cm, rộng 7-10 cm, mép hơi nhám. Cán hoa dài 30-60 cm, mang một tán gồm 5-6, có thể đến 10-12 hoa, có mo bao quanh hình tam giác, dài 7 cm. Hoa có cuống ngắn; phiến hoa dài 7-10 cm, rộng đến 2,5 cm, màu trắng nhuốm hồng".
Trinh nữ hoàng cung nở hoa |
Ngoài ra, giáo sư Lợi còn cho biết: "Một số bệnh nhân uống thêm cùng nước sắc Trinh nữ hoàng cung nước sắc một "đơn thuốc bổ thận", khi hỏi từ đâu có đơn thuốc này, thì câu trả lời không rõ ràng, nhưng vì tôi được đọc một bản chụp một tờ báo tiếng Việt ở nước ngoài gửi về (không thấy ghi tên, ngày tháng), nhiều người chỉ uống nước sắc trong đơn thuốc này không cùng uống nước sắc Trinh nữ hoàng cung mà cũng khỏi cho nên tôi cứ ghi lại ở đây để mọi người cùng theo dõi". Đơn thuốc ấy có tất cả 18 vị, sau khi kiểm tra và lần lượt xác định đúng các vị, giáo sư Lợi đã tiến hành bào chế thành ba dạng thuốc, gồm: trà Trinh nữ hoàng cung; trà thuốc bổ thận; trà phối hợp thuốc bổ thận và Trinh nữ hoàng cung.
Bám sát thông tin về "cây thuốc lạ" này, từ cuối năm 1999 phóng viên Báo Thanh Niên cũng đã từng lặn lội lên huyện Long Khánh (tỉnh Đồng Nai), gặp Chủ tịch Hội Y học cổ truyền huyện và ghi nhận bài thuốc "mỗi ngày uống 2 - 3 lá, uống một tuần lại nghỉ một tuần" chữa bệnh u xơ tiền liệt tuyến để cung cấp cho bạn đọc. Thời điểm đó, mặc dù trên thị trường đã xuất hiện một số "mặt hàng Trinh nữ hoàng cung" nhưng thực ra, việc dùng loại cây thuốc này để chữa bệnh vẫn còn mang nhiều yếu tố dân gian...
(còn tiếp)
<p style="\\"text-align:" right;\\"="">Theo Thanh nienCột thiêng nơi địa đầu Tổ quốc - Kỳ 5: Vì một đường biên bình yên
Cột thiêng nơi địa đầu Tổ quốc - Kỳ 4: Dù chỉ vài centimet...
Cột thiêng nơi địa đầu Tổ quốc - Kỳ 3: Áp lực trên vai người cắm mốc
Cột thiêng nơi địa đầu Tổ quốc - Kỳ 2: Sức mạnh của lý lẽ
Cột thiêng nơi địa đầu Tổ quốc, kỳ 1
Nhạn trắng Cà Mau - Kỳ cuối: Mặt trận Hà Tiên và bi kịch cuối đời